Các vật phẩm phong thủy và tác dụng

Các vật trang trí trong nhà – Thúc đẩy tài vận

1. Các vật cát tường mang lại bình an.

Bình hoa:

Chữ “bình” đồng âm với từ “bình an”. Đặt bình hoa là cầu mong gia đình bình an. Không nên đặt ở vị trí “sơn đào hoa” ( bốn sơn hướng gọi là “sơn đào hoa” là các sơn tý, ngọ, mão và dậu) trong trạch mệnh.

Cây trúc:

Trong nhà hoặc trong nhà máy thường trồng trúc mang ý nghĩa “trúc báo bình an”. Trồng trúc cảnh mang ý nghĩa bình an.

– Kinh phật “tâm kinh”:

“Tâm kinh” là một quyển kinh Phật do Đường Tam Tạng lấy về, dịch ra tiếng Trung Quốc. “Tâm kinh” thường được bày trong các phòng khách, phòng giám đốc.

Hổ phách:

Là vật cát tường, bày trên bàn thờ mong hy vọng nhanh chóng thành hiện thực.

2. Các vật cát tường mang lại tài vượng.

Tiền cổ:

Tiền cổ xâu thành chuỗi treo trong nhà có tác dụng vượng tài. Có người còn đeo lên người. Mọi người thường chọn những đồng tiền của các vương triều thịnh trị. Lưu hành nhất là “đồng tiền cổ Ngũ Đế”. Đó là năm hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh. Đó là năm niên đại hoàng đế thịnh trị nhất đời nhà Thanh – Trung Quốc.

Cóc tía “có ba chân”:

Loại cóc này không phải là cóc bình thường. Nó có ba chân. Cóc bình thường có bốn chân. Nó có thể nhả ra tiền. Theo truyền thuyết, cóc ba chân vốn là yêu tinh, sau bị tiên nhân Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, đi khắp nơi giúp người nghèo bằng cách nhả tiền. Sau này mọi người coi là thú tài lộc. Đặt cóc ba chân quay đầu vào nhà, không nên quay đầu ra ngoài, vì sợ nhả tiền ra ngoài. Cũng không nên bày quay đầu ra cửa sổ.

Thần tài:

Có rất nhiều thần tài: Văn thần tài là Tỷ Can trung thần nhà Ân. Võ thần tài là Quan Công. Ở Hồng Công, Đài Loan thường thờ Quan Công như một vị thần Tài. Trong dân gian thường thờ thần tài Triệu Công Minh. Tương truyền ông là người đời Tần, tu luyện thành tiên, được Thiên Đế phong “Lôi phó nguyên soái”. Hình tượng của Triệu Công Minh đầu đội mũ sắt, thân cưỡi hổ đen, mật đen, râu rậm, tay cầm roi sắt. Ông rất giỏi buôn bán.

Ngọc hình trụ vuông:

Ngọc hình trụ là một viên ngọc hình trụ vuông, ở giũa có lỗ lớn tròn, hình lỗ tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tròn tượng trưng cho đất. Thường được bày bên phải bàn thờ thần tài đất.

Ngọc bích:

Ngọc bích hình tròn giữa có lỗ tròn nhỏ. Thường được bày cạnh thần tài để tài vượng. Bày bên trái bàn thờ ( trái người cúng).

Vận tài đồng tử:

Bên cạnh Quan Âm Bồ Tát có Kim Đồng, Ngọc Nữ. Kim Đồng là thần tiên từ bi, thúc đẩy tài vận của con người, nên mọi người gọi Kim Đồng là vận tài đồng tử. Vận tài đồng tử có thể là tranh vẽ hoặc ngọc điêu khắc. Bên người Kim Đồng có rất nhiều vàng biểu thị tài vượng.

Tranh cá:

Cá đồng âm với từ “dư”. “Song ngư” là vật cát tường. Thường có hai con cá trong lá sen.

Quả cầu thủy tinh:

Trong phái mật Tông, quả cầu thủy tinh là vật hỗ trợ, có địa vị khá cao. Quả cầu thủy tinh có thể tăng cường năng lượng. Đặt quả cầu ở vị trí hung sát có thể hóa giải hung sát.

Cá vàng, cá chép vàng:

Thường là cá chép. Nhà kinh doanh thường nuôi cá chép vàng để mong lãi lớn. Nuôi cá thường nuôi chín con, mang ý nghĩa “trường cửu”. Nếu có bể lớn có thể nuôi 19, 29 con. Treo tranh 9 con cá chép trong nhà hoặc văn phòng rất cát lợi.

Nghê đồng:

Nghê gọi là “Thiên Lộc” ( thú một sừng) hoặc “ tránh tà” (thú hai sừng). Gọi chung là Nghê thường bày trong nhà để vương tài. Bày đầu nghê phải ra ngoài cửa vì nghê ăn tiền lộc ở khắp bốn phương.

3. Các vật cát tường mang lại hạnh phúc.

Con dơi:

“ Con dơi” có âm tiết đồng âm với từ “phúc” nên coi là vật cát tường.

Ngũ phúc lâm môn:

Trên đồ sứ có vẽ năm con dơi hoặc tranh vẽ năm con dơi có nghĩa là “ ngũ phúc lâm môn”. Sách thượng thư viết “phúc có năm loại: một là thọ, hai là phúc, ba là khang ninh, bốn là hiếu đức, năm là khảo chung mệnh”.( Khang ninh là khỏe mạnh yên ổn, hiếu đức là yêu chuông việc nhân đức, khảo chung mệnh là chết nhẹ nhàng). Trong nhân gian, quan niệm jngũ phúc là “ phúc đức, tài lộc, trường thọ, vui vẻ, tiền của”. Miếng ngọc năm con dơi đại biểu “ngũ phúc vào nhà”.

Phúc đến nhãn tiền:

Lỗ vuông ở đồng tiền cổ tượng trưng cho đất, còn gọi là nhãn (mắt) của đồng tiền. Trên xâu tiền cổ có vẻ, khắc một con dơi (tượng trưng cho phúc) có nghĩa đen là đem phúc đến mắt của đồng tiền. Âm của từ “tiền” còn đồng âm với từ “phía trước” (tiền). Vì vậy bức tranh, mảnh ngọc, đồ gốm có hình con dơi, đồng tiền có nghĩa là “phúc đến trước mắt”.

Tranh 100 chữ phúc:

Trên bức tranh viết 100 chữ “phúc” khác nhau gọi là “bách phúc”, tượng trưng cho cát tường, có nhiều phúc đức.

Phúc đến trước cửa:

Cứ vào dịp cuối năm, mọi người thường dán ngược chữ “phúc” ở trên cánh cổng nhà. Có ý “phúc đến trước cửa”. Chữ phúc dán ngược nếu có người nói “chữ phúc dán ngược” rồi, người nghe có thể hiểu “phúc đến rồi”.

Dẫn phúc vào nhà:

Nếu hình vẻ Chung Quỳ tay cầm quạt giấy, trên vẻ một con dơi, hàm ý “dẫn phúc vào nhà”.

Chữ “Song Hỷ”:

Có nghĩa là “song hỷ lâm môn”, thường dùng trong đám cưới, mang hàm ý hôn nhân mỹ mãn (niềm vui có đôi).

Chim khách:

Còn gọi là “hỷ thước”, chim khách “tiếng hót cát tường”. Thường được vẽ khắc trên bình hoa, đồ sứ, đồ ngọc, bình phong có ý nghĩa “hỷ sự lâm môn”.

Ngọc pháp luân (bánh xe ngọc):

“pháp luân” là vật đại biểu cao nhất của phật giáo. Ngọc pháp luân còn có hàm ý chỉ Phật đến phù hộ gia chủ. Ngọc pháp luân thường dùng để hóa giải hung sát. Khi cúng Phật thường đặt gạo vào một chiếc cốc bạc hoặc cốc đồng, sau đó đặt ngọc pháp luân lên trên để cầu phúc tránh hung, gia vận hưng thịnh.

4. Các vật cát tường giúp thăng quan tiến chức

Mã thượng phong hầu (lập tức phong hầu):

Miếng ngọc điêu khắc một con ngựa và một con khỉ. Con khỉ cưỡi trên con ngựa hoặc bò trên con ngựa. Con khỉ (hầu) đồng âm với tước hầu, hàm ý lập tức được phong hầu.

Thiên lộc:

Thú cát tường, chân ngắn, có cánh, hai sừng, râu liền bờm. Miếng ngọc “Thiên lôc” có hàm nghĩa “tước hầu”. Bày trên bàn làm việc, chủ mau lên chức.

Ấn thăng quan:

Thời xưa, quan luôn mang ấn bên người. Ấn làm bằng đá ngọc. Quan càng to, ngọc làm ấn càng quý. Có nhiều loại ấn thăng quan như ấn kỳ lân, ấn thiên lộc, ấn sư tử, ấn rồng, ấn rùa. Trong nhà bày ấn thăng quan mau lên chức.

Thước vượng tài thăng quan:

là thước khắc toàn bộ kích thước cát tường của thước phong thủy (còn gọi là thước Lỗ Ban). Vì vậy còn gọi là thước (có) kích thước cát tường. Trong đó có kích thước vượng tài, có kích thước thăng quan tiến chức, vì vậy gọi là thước vượng tài thăng quan. Thước này thường đặt trên bàn làm việc để chặn giấy hoặc bày. Có thể đặt trên bậc cửa nhà ở hoặc để trên bàn làm việc.

5. Các vật cát tường giúp tăng trí tuệ

Văn Xương đế quân:

là vị thần cai quản văn chương. Ai được bút thần của Ngài chấm lên người sẽ học giỏi. Nếu trong nhà có bàn thờ Văn Xương đế quân, con cái sẽ học giỏi.

Tam nguyên cập đệ ( ba thoi nguyên bảo):

Chế độ khoa cử cũ quy định thi ba cấp: thi hương, thi hội, thi đình. Đỗ đầu thi hương gọi là “giải nguyên”, đỗ đầu thi hội gọi là “hội nguyên”, đỗ đầu thi đình gọi là “ trạng nguyên”. Thời Minh, đỗ đầu thi đình gọi là Trạng nguyên, đỗ thứ hai thi đình gọi là bãng nhãn, đỗ thứ ba thi đình gọi là thám hoa. Ba người này gọi là “ tam nguyên cập đệ”. Đặt ba thỏi vàng tượng trưng cho ba người đỗ đầu thi đình theo cách một thỏi ở trên hai thỏi ở dưới để mong con cái học giỏi như ba người đỗ trên.

Tháp văn xương :

Tháp văn xương có thể giúp người ta thông minh học giỏi. Nói chung tháp văn xương có bảy hoặc chín tầng. Đặt tháp văn xương ở bàn học, bàn làm việc, chủ đầu óc linh hoạt.

Bút lông :

Bút lông tượng trưng cho ngọn núi cao nhọn. Ở gần ngọn núi cao nhọn, chủ nhà vô cùng thông minh. Sao văn tinh ở cung tốn, vì vậy bút lông nên đặt ở cung tốn. Ở trước bàn học treo một hoặc bốn cây bút lông, người nhà thông minh hơn trước.

Ve ngọc ( ngọc thiền) :

Bụng ve sầu đực có bộ phận phát ra tiếng kêu to. Từ “thiền liên” có nghĩa là “liên tục không ngừng”. Trong nhà bày ngọc thiền, khiến trẻ cố gắng học tập, tiến bộ không ngừng. Trẻ con đeo ngọc thiền cũng rất tốt, kể cả những đứa trẻ lười học cũng trở nên chăm học.

Vịt quý xuyên hồ sen:

Tranh vịt quý xuyên hồ sen, hoặc miếng ngọc khắc hình vịt, hoa sen rất thịnh hành ở Trung Quốc. Hoa sen đại biểu cho thanh liêm, liên tục, trong trắng. Bộ “ Giáp” trong chữ “vịt” có hàm nghĩa là “ khoa giáp”, vì vậy “vịt quý xuyên hồ sen” có hàm nghĩa phát đường khoa cử. Trẻ nhỏ đeo ngọc “ vịt quý xuyên hồ sen”, treo tranh “ vịt quý xuyên hồ sen” có thể khiến trẻ chăm học, đạt thành tích cao trong học tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *