Điển Tích Đức Đại Vương Trình Khả Nương- Chùa Quy Phú – Nam Định

Hai Bà Trưng

Cách nay hơn 1980 năm, tháng Ba năm Canh Tý (năm 40 Sau Công nguyên).  Bà Trưng Trắc, cùng em là Trưng Nhị hội quân ở Hát Môn làm lễ tế cờ phát động cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Hán. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy dưới ngọn cờ chính nghĩa của Hai Bà Trưng. Toàn dân tộc ta vùng lên, khí thế ngút trời, như triều dâng thác đổ, kẻ thù không kịp trở tay.  Chỉ trong một thời gian ngắn, 65 thành trì đã lần lượt về tay nghĩa quân. Thành Luy Lâu, sào huyệt cuối cùng do Thái thú Tô Định chỉ huy cũng bị phá tan.

Quan Thái Thú Tô Định bị thua nhục nhã phải bỏ chạy về nhà Hán

Tô Định phải cắt râu, bỏ giáp, quẳng ấn tín, trà trộn vào dân thường để trốn thoát về phương Bắc. Ách thống trị hơn hai trăm năm của Nhà Hán được cởi thoát.

Bà Trưng Trắc được nhân dân suy tôn là Trưng Nữ Vương. Đóng đô ở Mê Linh (nay thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội). Nước ta được độc lập. Tuy chỉ làm Vua được 3 năm (40-43), nhưng khí phách của Trưng Nữ Vương vẫn sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam mọi thời đại. Có thể thấy, khi nhắc đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ai cũng nhớ công lao của bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Có một điều ai cũng biết, đồng hành và cùng khởi nghĩa với Hai bà là các nữ tướng anh hùng của Hai Bà Trưng. Tiếc là, sử sách chưa đề cập hay viết chi tiết về từng nữ tướng tham gia khởi nghĩa thời đó. Hơn 70 vị nữ tướng anh hùng đã từng sát cánh chiến đấu mưu lược, dũng mãnh bên cạnh Hai Bà Trưng.

Một trong những vị nữ tướng ấy, phải kể đến nữ tướng Ngài Trình Khả Nương được phong là: “ Hoàng Bà Công Chúa”.

Đương Cảnh Thành Hoàng, đấng Anh Hùng Liệt Nữ đã có công phò Trưng Nữ Vương, đánh đuổi quân nhà Hán. Xây dựng nền tự chủ của nước Việt Nam ta ( năm 40 – 42 sau công nguyên).

Hai Bà Trưng

Điển Tích Đức Đại Vương Trình Khả Nương

Theo Thần Phả thì Ngài đã sinh ra và lớn lên tại xã Quán Các. ( Cách xã Quy Phú khoảng 2000 mét, ngược theo Từ Quán hữu ngạn Sông Hồng).

Cha là người họ Trình, mẹ là người họ Phan.

Ngài được đặt tên là : Trình Ả Nương.

( Có thể do thời cổ xưa, từ thế kỷ đầu công nguyên. Tiếng Việt trong nhân dân ta chưa hoàn chỉnh đầy đủ lắm nên từ Ả. ( Chữ Ả) thường được dung cho tất cả Phụ Nữ, qua các đạo sắc phong đã thay đổi từ Ả:

Sắc Phong Vua Ban Cho Đức Đại Vương Trình Khả Nương
Sắc Phong Vua Ban Cho Đức Đại Vương Trình Khả Nương

Đời vua Cảnh Hưng đổi là A Nương

Đời vua Thành Thái chỉ viết là Trình Nương bỏ chữ A

Sắc Phong Vua Ban Cho Đức Đại Vương Trình Khả Nương
Sắc Phong Vua Ban Cho Đức Đại Vương Trình Khả Nương

Đời vua Duy Tân và vua Khải Định đều dung chữ Khả Nương

 

Sắc Phong Vua Ban Cho Đức Đại Nương Trình Khả Nương
Sắc Phong Vua Ban Cho Đức Đại Nương Trình Khả Nương

Ngài là một phụ nữ có dung nhan kiều diễm, có tài văn uyên bác, có tài võ tinh thông, do trí tuệ bẩm sinh và do học hành đầy đủ.

Đến tuổi trưởng thành, Ngài được cha mẹ dựng đặt kết hôn với một người cùng xã tên là Nguyễn Hinh Lang. Cuộc sống vợ chồng rất yên vui hạnh phúc.

Cũng theo Thần Phả thì Ngài là một phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh đoan trang. Lại thêm có tài nữ công tuyệt xảo đủ cả Cầm, Kỳ, Thi, Họa ( đàn, cơ, thơ, vẽ ). Cho nên đã bị Tô Định ( Quan Thái Thú nhà Hán cai trị đất Châu Phong) để ý, muốn cưỡng ép Ngài làm vợ.

Tô Định đã phong Hinh Lang làm quan, rồi dung mưu sát hại Hinh Lang, để chiếm đoạt Ngài làm vợ.

Trước hành động bạo ngược của Tô Định đã giết mất chồng.

Trước sự tham tàn, ác độc của quan quân nhà Hán đã đàn áp bóc lột, hãm hiếp nhân dân ta.

Ngài đã nung nấu ý chí căm thù bọn giặc cướp nước mang trong lòng một quyết tâm: “ Trả thù chồng, đền nợ Nước”.

Đức Thành Hoàng Trình Khả Nương kết nghĩa chị em với Hai Bà Trưng cùng nhau đánh giặc

Ngài cùng hai chị em Trưng Nữ Vương, dấy quân khởi nghĩa tại đất Phong Châu. ( Hay gọi là Châu Phong nay là các tỉnh trung nguyên như: Việt Trì Phú Thọ, Sơn Tây, Tuyên Quang, Vĩnh Yên Phúc Yên.)

Và chỉ trong thời gian 3 tháng, quân khởi nghĩa của các Bà đã giải phóng được 62 thành thuộc các quận huyện thuộc đất Lĩnh Nam. Phá tan bộ máy cai trị hà khắc, áp bức của quan quân nhà Hán. Đánh đuổi được viên quan ham Thái Thú Tô Định. Để trả thù cho chồng và cũng đã làm tròn nhiệm vụ đối với Giang Sơn Đất Nước Tổ Quốc Việt Nam.

Hai Bà Trưng

Sau chiến thắng quân giặc, đất nước được giải phóng, nhân dân được yên vui làm ăn.

Hai bà Trưng lên ngôi vua, xây dựng triều chính đóng đô tại Mê Linh.

Điển Tích Đức Đại Vương Trình Khả Nương được phong là: “ Hoàng Bà Công Chúa”.

Ngài Trình Khả Nương được 2 chị em Trưng Nữ Vương kết nghĩa chị em được trọng dụng và được phong ấp thực “Coi như tiền lương”. ( Ấp thực là được quyền thu thuế trong ấp để chi cho quân, như lương thực, khí giới vân vân).

Hai Bà Trưng ở ngôi Vua cai trị đất nước được 3 năm. Thời gian quá ngắn chưa đủ để củng cố việc triều chính vững chắc. Chưa đủ để phát triển kinh tế chăm lo đời sống nhân dân. Thì vua nhà Hán đã sai Mã Viện sang xâm chiếm nước ta một lần nữa.

Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh ( trong đó có Ngài Trình Khả Nương). Đem quân đón đánh, chống trả quyết liệt nhiều trận, rất gan dạ dung cảm.

Nhưng vì Mã Viện là một viên lão tướng, có tài binh lược, có một đội quân đông đã quen chiến trận.

Tư Tưởng Phong Kiến Trọng Nam Khinh Nữ

Còn về phần các Bà ( Trưng Triều nữ Vương) thì đội quân mới được tuyển mộ, chưa có thời gian huấn luyện thao tác thuần thục.

Cũng có một lý do nữa là: “ Tư tưởng coi thường nữ giới” trong xã hội lúc đó thường nói “ Tần Kê Năng Minh”.

“ Gà mái gáy sớm mai là một điềm quái gở” để gán ghép cho những người phụ nữ làm Vua làm Tướng.

Cho nên Trưng Triều không thê huy động được toàn sức người, sức của vào việc chống giặc ( giặc cướp nước).

Với một lực lượng quân không đủ đông, lương không có nhiều, lòng dân thì chưa hoàn toàn tin vào nữ giới.

Một cuộc chiến đấu không cân sức đã diễn ra – Những Nữ Tướng Anh Hùng đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Mặc dù các Bà đã quyết tâm chiến đấu đến cùng, nhiều trận đều bị thất bại hao tổn. Lực lượng, khí giới, lương thảo ngày một cạn kiệt, không được sự tiếp ứng các của các nơi trong Châu Quận.

Trận cuối cùng Nghĩa quân của các Bà, không còn đủ sức chống lại giặc. Bị quân giặc của Mã Viện dồn đuổi đến bờ sông Hát Giang ( là một khúc của sông Hồng.

Tuy thế cùng lực kiệt, nhưng quyết tâm không để giặc bắt sống làm nhục. Các Bà cùng nhiều tướng lĩnh đã tuẫn tiết hy sinh lấy nước sông Hát Giang làm nơi giãi bày khí tiết: “ Trung Lương Đoan Chính”. Để mãi mãi đời sau, noi theo tấm gương “ Vì nước, vì dân”.

Hai Bà Trưng

Thi thể của Bà Trình Khả Nương được dòng nước sông Hồng mang theo xuôi dòng, và đã dừng lại ở bão sông ( hữu ngạn thuộc địa phận xã Quy Phú hiện nay).

Cũng do đã xác nhận dung nhân của Ngài, nhất là phẩm hạnh, đức hy sinh, đã hết lòng vì dân vì nước. Nhân dân rất cảm phục và đã lập đền thờ Ngài để ghi nhớ công lao, ơn đức của Ngài. Cũng như hằng năm vào các ngày sinh thần vào ngày 13-02 âm lịch. Ngày hóa thần vào ngày 08 tháng giêng âm lịch. Nhân dân trong thôn, trong xã xa gần đều hội tụ để thành kính. Để thành kính dâng hương, tưởng niệm một vị: “ Liệt nữ anh hùng”.

Điển Tích Đức Đại Vương Trình Khả Nương mãi mãi được lưu truyền trong lòng nhân dân cả nước.

Cũng xin nói thêm về địa lý dân cư Thôn Quy Phú:

Thôn Quy Phú trước kia cũng là một xã Quy Phú thuộc tổng Cố Nông, huyện Nam Trực Tỉnh Nam Định. Địa lý nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồng, chia làm 3 thôn, diện tích tự nhiên rộng rãi, dân cư mỗi thôn có tới 80-100 hộ.

Nhưng vì ở sát bờ sông Hồng, hàng năm nước lũ tràn về đã bị sạt nở, nhất là từ khi con đê di chuyển nằm lên trên ¾ đất đai của xã. Dân thôn Quy Phú phải di chuyển sang bên tả ngoại để khai hoang lập ấp, hiện nay là một xã Thái Phú dân cư đông đúc có tới trên 600 hộ.

Và cũng lập một đền Thờ Đức Trình Khả Nương. Hằng năm vào ngày kỵ, 2 thôn Quy PhúThái Phú thường giao lưu với nhau để dâng hương tưởng niệm.

Viết xong ngày 30-11-2006

Người Khởi Xướng Thủ Nhang: Vũ Viết Sen

Người chấp bút sao lục: Phạm Hữu Ngự

Xóm Hồng Đại cùng xã Nam Hồng – Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *